Thursday, April 11, 2019

Xe Lexus lao vào đám tang


Khoảng 13h ngày 11-4, trên đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), trong khi đội dịch vụ lễ tang đang chuẩn bị di quan một cụ ông vừa mất đi an táng thì bị một chiếc xe hơi 7 chỗ ngồi hiệu Lexus, biển số đăng ký ở tỉnh Lâm Đồng, lao thẳng vào.Chiếc xe sau đó "trôi" gần 100m rồi mới dừng hẳn. Những người chứng kiến cho biết điều khiển xe Lexus là một người đàn ông. Tai nạn khiến 2 người chết tại chỗ. Ít nhất 6 người bị thương và đã được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu trong đó một người đã tử vong tại bệnh viện.                             
Người điều khiển xe và cũng là chủ nhân của phương tiện là ông Nguyễn Đức Huyện (trú TP Quy Nhơn). Ông Huyện nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Pisico Bình Định và hiện là chủ một khách sạn khá lớn ở TP Quy Nhơn.

Friday, April 5, 2019

Chợ đá quý bạc tỷ ở Hà Nội


Chợ bán đá quý duy nhất ở Hà Nội, chợ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Người bán  đá quý đến từ  mỏ đá Lục Yên, Yên Bái và Quỳ Châu, Nghệ An. Chợ bán rất nhiều các loại đá quý hiếm, ngọc trai, đồ trang sức vàng bạc, thu hút rất nhiều khách hàng trong nước và du khách quốc tế  đến mua sắm.
Chợ họp mỗi buổi sáng cuối tuần   
Chợ  ở ngõ số 456, đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội. Trong chợ có khoảng  gần 40 sạp hàng, bày bán đủ các loại đá quý ruby, saphia  xanh ngọc, thạch anh, các sản phẩm đá quý thô và đá đã chế tác hoàn thiện, đá phong thủy.
Anh Tuấn Anh, Phó chủ tịch Hội Đá quý Hà Nội, chủ nhiệm CLB chợ phiên đá quý cho biết: “Hiện nay chợ chúng tôi họp rất đều đặn mỗi  tuần một buổi. Người buôn mang đá quý khai thác từ mỏ đá quý, từ chợ đá quý Lục Yên, Yên Bái, từ Quỳ Châu, Nghệ An và từ Thanh Hóa. Chợ phiên đá quý Hà Nội là nơi giao lưu, mua bán và tiếp thị sản phẩm đá quý đến khách hàng Hà Nội. Chợ  đã thu hút nhiều nhóm khách du lịch quốc tế đến thăm quan.”.              


Giữa thành phố Hà Nội, sầm uất và hiện đại, có một phiên chợ  họp và bán hàng  theo kiểu ngày trước, người trong chợ mua bán chen nhau, cách chọn mua hàng và mặc cả giá mang đến nhiều hứng thú , gợi nhớ lại những phiên chợ quê thời xưa. Trong chợ bầy bán từng vốc đá quý các loại to nhỏ, đủ các màu sắc đỏ, hồng, xanh lục, tím, vàng được bày trên các sạp hàng. Chị Nguyễn Thị Biển, nhà ở tận chợ Lục Yên, Yên Bái cho biết: “Vợ chồng em có cửa hàng bán đá quý ở chợ bán đá quý km số 9, gần t.p Yên Bái. Bây giờ, hàng tuần cứ sáng thứ bẩy chỗ em  họp chợ, em bán ở nhà mình, chiều tối thứ bẩy chúng em lại lái xe về Hà Nội, để sáng hôm sau kịp tham gia bán hàng ở chợ phiên Hà Nội . Em bán được nhiều hàng đá quý ở chợ Hà Nội.”.
  Các loại đá quý bán trong chợ  

Nhóm các chị Hà Phượng, Thái Anh, Xuân Nông thường ngày bán đá ở chợ đá Lục Yên, Chủ nhật nào các chị cũng mang hàng về bán tại chợ đá Hà Nội. Các chị mỗi người một sạp hàng, mời chào đon đả khách vào mua hàng. Hà Phượng kể chuyện: “ Bọn em có xe ô tô riêng nên mang hàng  về thuận tiện, hàng bọn em mua buôn tại nơi khai thác mỏ đá Lục Yên, nên giá cả hợp lý và thoải mái thỏa thuận. Bọn em đảm bảo đá có nguồn gốc xuất xứ, được thẩm định rõ ràng, chất lượng đá quý tốt bán cho khách hàng tại chợ.”.  

               

Một vị khách vào sạp hàng chị Phượng, hỏi mua viên đá ruby màu đỏ nhỏ bằng đầu đũa, dùng gắn vào nhẫn đeo tay. Chị niềm nở mời chào khách hàng: “Giá một viên đá này là 2 triệu đồng, nếu anh lấy hai viên giá sẽ là 4 triệu đồng, em có thể giảm cho anh hai trăm nghìn đồng. Về chất lượng đá anh yên tâm, em đã làm cam kết với Ban quản lý chợ, bán đá quý chất lượng tốt cho khách hàng.”.             
   
Chợ phiên thành điểm thăm quan du lịch thủ đô

Nét độc đáo của chợ phiên  là bán các loại đá quý ruby, saphia, đồ trang sức vòng đeo tay, đeo cổ chế tác từ đá quý. Anh Tuấn và anh Quý nhà ở tận chợ đá Quỳ Châu, Nghệ An, bầy bán các mặt hàng dây chuyền nữ gắn mặt đá saphia màu xanh ngọc, các loại đá phong thủy. Anh Tuấn cho biết: “Những hàng đá này có giá từ 500 nghìn đồng đến chục triệu đồng, tùy theo giá trị từng loại đá. Khách có tiền  thích chơi đá loại cao cấp hơn, giá đến  vài trăm triệu đồng thì phải đặt hàng. Nay có đường cao tốc rộng rãi, tôi lái xe ô tô một đêm là về đến Hà Nội, buổi sáng bán hàng ở chợ này, đến chiều tôi lại trở về xứ Nghệ ngay.”. 
Các cô gái bán hàng ở chợ phiên rất đẹp, đeo nhiều đồ trang sức đá, vòng ngọc, nhẫn vàng gắn đá ruby màu đỏ sẫm trên người, vừa làm đẹp cho mình, vừa quảng cáo cho hàng đá quý mình bán. Cô Ngọc và cô Chinh nhà ở  Hà Nội, cũng đăng ký 2 sạp hàng bán ở chợ, gái Hà Nội mà rất am hiểu về chất lượng các loại đá quý, tư vấn cho khách rất chu đáo, nhiệt tình. Chị Nhung nhà ở Nghệ An, bầy bán đá và sản phẩm nữ trang từ mỏ đá Quỳ Châu. Chị cũng cho biết hàng của chị bán được ở chợ, tuy đi bán hàng xa nhà có vất vả, nhưng vui vì bán được nhiều hàng     
            

       
  Chị Thụy Dung quê ở Lục Yên, nhưng bán đá quý thường xuyên ở Hà Nội. Thụy Dung cho biết: “Em còn bán hàng đá quý ở trên mạng Facebook và Zalo. Em chụp các mẫu đá ruby và nhẫn vàng gắn đá quý đưa lên Facebook. Em bán được nhiều hàng trên online nhờ công nghệ số phát triển.”. Trên sạp hàng của Thụy Dung ở bầy bán  nhiều nhẫn vàng gắn đá ruby màu đỏ sẫm, có chiếc nhẫn giá đến 50 triệu đồng một chiếc. Thụy Dung giải thích chiếc nhẫn gắn đá này đắt tiền, do viên đá ruby gắn trên nhẫn độ cứng đạt đến 9,0.
  

 

    


Bún cá cay Hải Phòng in Hà Nội

Bún cá với những miếng cá rán vàng ruộm, chả cá thu mềm thơm ăn kèm với rau dọc mùng giòn và đặc biệt là nước dùng được chế biến ngọt thanh, đậm đà đốn tim nhiều thực khách khi tới đất Cảng.                                                                                                Nói đến ẩm thực Hải Phòng, người ta thường nghĩ đến bánh đa cua, bánh bèo, bánh cuốn bởi những cách chế biến riêng biệt, công phu và có hương vị đậm đà, dễ chinh phục thực khách. Nhưng món bún cá cay cũng nổi tiếng không kém bởi cách lựa chọn nguyên liệu cầu kỳ và cách chế biến nước dùng đặc trưng mà bất kỳ ai khi ăn rồi sẽ nhớ mãi hương vị riêng biệt đó. 
Để làm món bún cá cay, người chế biến thường lựa chọn cá trắm đồng, cá basa rồi lọc xương lấy phần thịt riêng. Thịt cá được ướp cùng với các loại gia vị cho đậm đà và không thể thiếu nghệ. Sau đó cá được chiên trên chảo dầu nóng cho đến khi vàng ươm, giòn rụm.                                                                                        
Bún cá cay Hải Phòng
Nước dùng của món ăn này cũng được chế biến có vị ngọt đậm đà, từ đầu cá, xương cá, xương heo, đun liu riu trên bếp. Khi ăn thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh.
Món bún cá Hải Phòng khác với bún cá ở các nơi khác bởi người chế biến sử dụng rau dọc mùng giòn giòn, trong khi món bún cá ở địa phương khác kết hợp với rau cần, khi lại kết hợp với rau cải. Những cọng dọc mùng xanh mướt mát, được chế biến công phu nên khi ăn cảm nhận vị giòn sật, rất hấp dẫn. 
Ở Hải Phòng, nhiều quán ăn đều sử dụng nước me để gia giảm cho món ăn, thay vì giấm bỗng. Bạn sẽ cảm nhận vị chua chua, thơm thơm, xì xụp thìa nước mới cảm nhận được hương vị riêng này. 
Bát bún cá cay được dọn ra tới tay thực khách rất đầy đặn, hấp dẫn bởi màu xanh mướt mát của dọc mùng, màu vàng ươm của cá rán, vài viên chả cá, điểm thêm vài miếng cà chua đỏ hấp dẫn và vị cay nồng của ớt. Bún cá cay là sự lựa chọn thích hợp cho du khách vào những ngày tiết "đỏng đảnh". Giá một suất ăn từ 25.000 đồng, bạn có thể yêu cầu tô thập cẩm gồm cả lòng cá để đổi vị.
Bạn có thể đến những quán ăn trên phốiTrần Phú, Lê Lợi, Nguyễn Công Trứ để thưởng thức. 

Thursday, April 4, 2019

Hà Nội: Bé trai khoảng 3 tuổi rơi từ ban công chung cư Linh Đàm xuống đất tử vong

Theo thông tin ban đầu, trưa ngày 3/3, nhiều người dân quanh khu vực tòa nhà Rice city (Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) đã hốt hoảng khi phát hiện một bé trai khoảng 3 tuổi mặc áo màu vàng tử vong trên mặt đất, ngay dưới chân tòa nhà.
Một cư dân tòa nhà cho biết bà đang nấu ăn thì nghe thấy tiếng động lớn, sau đó lại nghe thấy tiếng hô hoán có đứa bé rơi từ tầng cao xuống. "Lúc tôi ra xem thì người nhà cháu bé cũng đến, cháu được đưa đi cấp cứu nhưng chắc không qua khỏi", người phụ nữ nói.
Cạnh đó, một phụ nữ bán nước cho biết thời điểm cháu bé bị rơi là giữa trưa, rất vắng vẻ, khi mọi người biết và chạy lại thì người thân cháu bé cũng đã có mặt rồi. Nhiều người cho rằng nguyên nhân vụ việc là do trong lúc người lớn không để ý, cháu bé đã trèo lên lan can và tự ngã.                                                                                                                                                                                                                                                                                      Tại hiện trường, khu vực cháu bé rơi chỉ còn một đôi dép, được quây hàng rào và có một số cán bộ công an bảo vệ hiện trường. Hiện nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
 

Bé trai 7 tuổi bị đàn chó cắn tử vong

Sáng 4-4, ông Nguyễn Văn Học, Chủ tịch UBND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên,  cho biết địa bàn vừa xảy ra vụ việc một cháu bé 7 tuổi bị chó cắn, dẫn tới tử vong.
Ngay khi xảy ra sự việc, UBND huyện đã chỉ đạo công an huyện xuống hiện trường điều tra làm rõ vụ việc trên. Trong ngày 4-4, công an huyện sẽ có báo cáo chi tiết vụ việc này.Trước đó, khoảng 18 giờ ngày 3-4, bé trai tên T. (khoảng 7 tuổi, trú tại thị trấn Lương Băng, huyện Kim Động) khi đi ngang qua khu vực sân vận động Kim Động cũ đã bị một đàn chó tấn công. Người dân thấy vậy liền đến giải cứu và nhanh chóng đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên cho biết cháu bé nhập viện trong tình trạng ngưng tim, mất nhiều máu, đồng tử giãn. Sau khi được ép tim, truyền 2 lít máu thì tim đập trở lại. Gia đình xin chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (TP Hà Nội). Tuy nhiên, cháu bé không qua khỏi.
Cũng trong tối cùng ngày, lãnh đạo UBND huyện Kim Động đã phân công một phó chủ tịch, chánh văn phòng huyện và lãnh đạo thị trấn Lương Bằng cùng chủ nuôi chó đến BV để hỗ trợ gia đình nạn nhân. Hiện chính quyền địa phương đã xuống nhà chia buồn cùng gia đình.
“Huyện đang phân công để xử lý các bước tiếp theo”, Chủ tịch UBND huyện Kim Động cho hay.

Friday, March 15, 2019

Thủ môn Việt kiều muốn khoác áo đội tuyển Việt Nam

Filip Nguyễn
Filip Nguyễn năm nay 27 tuổi, sinh ra ở Cộng hòa Séc và đang thi đấu cho CLB Slovan Liberec tại giải VĐQG nước này, anh hiện có phong độ rất cao khi thường xuyên được bắt chính trong màu áo CLB chủ quản và tỏ ra đặc biệt ấn tượng với sự tiến bộ của bóng đá Việt Nam trong thời gian qua.
Cách đây 3 năm, Filip Nguyễn đã nghĩ tới việc trở về quê hương của cha là Việt Nam để được cống hiến cho ĐT Việt Nam, anh thử việc để tìm kiếm một bản hợp đồng chơi bóng tại V.League song mọi việc không diễn ra thuận lợi.

"Tôi vẫn có quốc tịch Cộng hòa Séc và hy vọng được họ lo việc nhập quốc tịch để sau đó tôi có đủ tư cách khoác áo ĐTQG.
Nhưng tất cả đã đi vào bế tắc nên tôi chỉ đến Việt Nam 10 ngày rồi trở về Cộng hòa Séc. Tôi vẫn muốn được trao cơ hội khoác áo ĐT Việt Nam. Tôi đang cố gắng xin được quốc tịch Việt Nam và lên kế hoạch trở về Việt Nam vào tháng 6 tới. Hy vọng cánh cửa lần này sẽ mở ra với tôi".

Monday, March 11, 2019

Ngày xưa Hà Nội

                                      Ca dao v 36 sáu ph  Hà Ni                                               
                                                            Rủ nhau chơi khắp Long thành
                                                Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
                                                Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
                                                Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
                                                Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
                                                Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
                                                Phố Mới, Phúc Kiến], hàng Ngang,
                                                Hàng Mã, hàng Mắm,hàng Than, hàng Đồng,
                                                Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
                                                Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
                                                Hàng Thùng, hàng Bát,hàng Tre,
                                                Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
                                                Quanh đi đến phố hàng Da,
                                                Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
                                                Phồn hoa thứ nhất Long thành,
                                                Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.                                                                          Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Phố Hàng Mắm 1945
                                                                                                                                                  
Phố Hàng Ngang. Thế kỷ 19
Hàng bán ô dù ở phố Hàng Vải.

Phố Hàng Bạc nhìn từ phố Hàng Ngang.
Phố Hàng Bè, xưa là khu bán bè.
Phố Hàng Bông
Phố Hàng Đào  bán tơ lụa.
Phố Hàng Đồng chuyên bán các vật dụng làm bằng đồng.
Phố Hàng Đường chuyên bán các loại đường, mứt.
Phố Hàng Gà. Xưa tên phố này thay đổi nhiều lần nhưng người dân vẫn quen gọi là Hàng Gà vì chuyên bán gà, vịt. Mãi đến năm 1945 mới chính thức có tên Hàng Gà
Phố Hàng Mã
Phố Hàng Than xưa chuyên buôn bán các loại than nhưng đến thế kỷ XX lại nổi tiếng bởi các cửa hàng bán cốm.

Phố Hàng Điếu xưa 

Xe Lexus lao vào đám tang

Khoảng 13h ngày 11-4, trên đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), trong khi đội dịch vụ lễ tang đang chuẩn bị di quan một...